Đặc điểm hướng đối tượng trong java P2

Tính kế thừa (inheritance)


 Một lớp con (subclass) có thể kế thừa tất cả những vùng dữ liệu và phương thức của một lớp khác (siêu lớp - superclass). Như vậy việc tạo một lớp mới từ một lớp đã biết sao cho các thành phần (fields và methods) của lớp cũ cũng sẽ thành các thành phần (fields và methods) của lớp mới. Khi đó ta gọi lớp mới là lớp dẫn xuất (derived class) từ lớp cũ (superclass). Có thể lớp cũ cũng là lớp được dẫn xuất từ một lớp nào đấy, nhưng đối với lớp mới vừa tạo thì lớp cũ đó là một lớp siêu lớp trực tiếp (immediate supperclass).
Dùng từ khóa extends để chỉ lớp dẫn xuất.
class A extends B
{
 // …
 }

Khái báo phương thức chồng

Tính kế thừa giúp cho các lớp con nhận được các thuộc tính/phương thức public và protected của lớp cha. Đồng thời cũng có thể thay thế các phương thức của lớp cha bằng cách khai báo chồng. Chẳng hạn phương thức tinhgiaban() áp dụng trong lớp xega sẽ cho kết quả gấp 2.5 lần chi phí sản xuất thay
vì gấp 2 chi phí sản xuất giống như trong lớp xemay.
Ví dụ:
public class xega extends xemay
{
public xega()
{
}
public xega(String s_nhasx, String s_model, f_chiphisx,
int i_thoigiansx);
{
 this.nhasx = s_nhasx;
 this.model = s_model;
 this.chiphisx = f_chiphisx;
 this.thoigiansx = i_thoigiansx;
 this.so = 0;
}
public float tinhgiaban()
{
return 2.5 * chiphisx;
}
}

Java cung cấp 3 tiền tố/từ khóa để hỗ trợ tính kế thừa của lớp:
· public: lớp có thể truy cập từ các gói, chương trình khác.
· final: Lớp hằng, lớp không thể tạo dẫn xuất (không thể có con), hay đôi khi người ta gọi là lớp “vô sinh”.
· abstract: Lớp trừu tượng (không có khai báo các thành phần và các phương thức trong lớp trừu tượng). Lớp dẫn xuất sẽ khai báo, cài đặt cụ thể các thuộc tính, phương thức của lớp trừu tượng.
 Lớp nội
 Lớp nội là lớp được khai báo bên trong 1 lớp khác. Lớp nội thể hiện tính đóng gói cao và có thể truy xuất trực tiếp biến của lớp cha.
Ví dụ:
public class A
{
// …
int <field_1>
static class B
{
// …
int <field_2>
public B(int par_1)
{
field_2 = par_1 + field_1;
}
}
}
Trong ví dụ trên thì chương trình dịch sẽ tạo ra hai lớp với hai files khác nhau: A.class và B.class
Lớp vô sinh
 Lớp không thể có lớp dẫn xuất từ nó (không có lớp con) gọi là lớp “vô sinh”, hay nói cách khác không thể kế thừa được từ một lớp “vô sinh”. Lớp “vô sinh” dùng để hạn chế, ngăn ngừa các lớp khác dẫn xuất từ nó
Để khai báo một lớp là lớp “vô sinh”, chúng ta dùng từ khóa final class.
 Tất cả các phương thức của lớp vô sinh đều vô sinh, nhưng các thuộc tính của lớp vô sinh thì có thể không vô sinh.
Ví dụ:
public final class A
{
public final int x;
private int y;
public final void method_1()
{
 // …
}
public final void method_2()
{
// …
}
}

0 nhận xét: