Jdk – java development kit


Cuối năm 1990, James Gosling và các cộng sự được công ty Sun Microsystems giao nhiệm vụ xây dựng phần mềm lập trình cho các mặt hàng điện tử dân dụng nhằm mục đích cài chương trình vào các bộ xử lý của các thiết bị như VCR, lò nướng, PDA (personal data assistant).

Lúc đầu Gosling và các cộng sự định chọn ngôn ngữ C++ nhưng thấy rằng C++ có những hạn chế. Chương trình viết bằng C++ khi chuyển sang chạy trên một hệ thống máy có bộ vi xử lý khác thì đòi hỏi phải biên dịch lại.

• Gosling quyết định xây dựng hẳn một ngôn ngữ mới dựa trên nền ngôn ngữ C,C++ và đặt tên là Oak (cây sồi, vì phòng làm việc của Gosling nhìn ra một cây sồi).

• Oak đòi hỏi phải độc lập cấu trúc nền (phần cứng, OS) do thiết bị có thể do nhiều nhà sản xuất khác nhau (Platform independent).

• 1993, Internet và Web bùng nổ, Sun chuyển Oak thành một môi trường lập trình Internet với tên dự án là Java.

• 1995: Oak đổi tên với tên chính thức là Java. Java là tên một hòn đảo có trồng nhiều cà phê mà nhóm nghiên cứu phát triển đã tham quan và làm việc.

Mục đích của Java để phát triển ứng dụng cho các thiết bị điện tử thông minh, để tạo các trang web có nội dung động (applet). Hiện nay học Java được sử dụng để phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau như cơ sở dữ liệu, mạng, Internet, games, viễn thông,…

JDK- Java Development Kit

Bộ công cụ phát triển ứng dụng Java bao gồm 4 thành phần: ClasseS, Compiler, Debugger, Java Runtime Environment.

– JDK 1.0 1996

– JDK 1.1 1997

– JDK 1.2 1998

– JDK 1.3 2000

– Java 1.4 2002

– Java 5 (1.5) 2004

– Java 6 2006

– Bao gồm:

– javac Chương trình dịch chuyển mã nguồn sang bytecode

– java Bộ thông dịch: Thực thi java application

– appletviewer Bộ thông dịch: Thực thi java applet mà không cần sử dụng trình duyệt như Nestcape, FireFox hay IE, v.v.

– javadoc Bộ tạo tài liệu dạng HTML từ mã nguồn và chú thích

– jdb Bộ gỡ lỗi (java debugger)

– javap Trình dịch ngược bytecode

– jar Dùng để đóng gói lưu trữ các module viết bằng Java (tạo ra file đuôi .jar), là phương pháp tiện lợi để phân phối những chương trình Java.

QUY TRÌNH BIÊN DỊCH VÀ THÔNG DỊCH CỦA JAVA:

– Trình biên dịch chuyển mã nguồn thành tập các lệnh không phụ thuộc vào phần cứng cụ thể.

– Trình thông dịch trên mỗi máy chuyển tập lệnh này thành chương trình thực thi

– Máy ảo tạo ra một môi trường để thực thi các lệnh bằng cách:

– Nạp các file .class

– Quản lý bộ nhớ

– Dọn “rác”

– JVM là một phần mềm dựa trên cơ sở máy tính ảo. JVM cũng được xem như là một hệ điều hành thu nhỏ.

– Máy ảo phụ thuộc vào Platform (phần cứng, OS), nó cung cấp môi trường thực thi cho Java (độc lập với platform).

– Nó thiết lập cho các mã Java đã biên dịch có một cái nhìn trong suốt (trasparence) về các phần cứng bên dưới.

– IDE: trong phần mềm máy tính, IDE để chỉ đến một bộ các công cụ phần mềm để soạn thảo, biên dịch, liên kết, gỡ rối, v…v… Ví dụ như bộ Visual Studio của Microsoft.

– IDE giúp phát triển ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đơn giản hóa quá trình phát triển phần mềm

– Một số IDE dành cho lập trình Java là:

– JCreator

– NetBeans

– Eclipse

– EditPlus

– Borland Jbuilder

– Java Studio của Sun

– …



0 nhận xét: